Tuổi thọ của mối, vòng đời và tác hại không ngờ của mối.

Tuổi thọ của mối thợ tuy chỉ kéo dài từ 1 năm đến 2 năm. Nhưng so với mối chúa thì con số đó không là gì cả. Một mối chúa có thể sống đến vài thế kỉ mà vẫn đẻ trứng như thường. Vậy bạn có tò mò vì sao mối chúa có thể sống được lâu như vậy không? Cùng chúng tôi đến với bài viết tiếp theo về loài mối trong chuỗi những bài viết về côn trùng nào.

Mối thợ là nguồn lao động chính của tổ mối

Vài thông tin khoa học về loại mối.

Mối ( Termite ) có tên khoa học là Isoptera là nhóm côn trùng và có họ hàng gần với gián. Mối là một loài côn trùng có tính xã hội rất cao tương tự như loài kiến.

Chúng ta thường nhầm lẫn loài mối có họ hàng với kiến. Nhưng trên thực thế thì mối chả có họ hàng xa gần nào với kiến cả. Duy chỉ có hình thái cơ thể của mối có đôi nét tương đồng với kiến mà thôi. Bạn có biết đôi khi kiến và mối còn “oánh nhau” tưng bừng đấy.

Trước đây mối được phân vào bộ cánh bằng. Tuy vậy việc các nhà khoa học dựa vào bằng chứng DNA thì mối lại gần gũi hơn với bộ gián ăn gỗ.

Loài mối có tính xã hội rất cao, sống ẩn nấp. Trên trái đất hiện nay có khoảng 2700 loài mối khác nhau phân bố rải rác. Loài mối chúng ta vẫn thường thấy là mối nhà, mối đất cánh đen. Thức ăn chung của loài mối là gỗ chính vì vậy mà những công trình bằng gỗ là nơi yêu thích của mối. Ngoài ra đặc tính sống ẩn nấp cũng là một điều khiến nhiều công trình lo sợ với mối. Ví dụ như một chiếc đê chắn lũ có thể dễ dàng sụp đổ bởi mối.

hinh anh cau truc to moi don gian nhat

Cấu trúc tiêu biểu của một tổ mối

Tuổi thọ của muối là bao nhiêu ngày?

Một xã hội của loài mối có rất nhiều giai cấp khác nhau. Chúng ta có thể phân thành các giai cấp như mối chúa, mối vua, mối lính, mối thợ hay mối có cánh. Mỗi giai cấp loài mối khác nhau có những nhiệm vụ khác nhau tùy vào nhu cầu của tổ.

Tuổi thọ của mối có cánh.

Giai cấp đầu tiên có thể xem là ngọn nguồn phát triển của một xã hội loài mối. Chỉ từ 1 mối có cánh này chúng ta sẽ có một tổ mối khổng lồ.

Mối có cánh là một cá thể độc lập có tính sinh sản rất cao. Sau khi phân đàn, cá thể này sẽ bay đi tìm một nơi thích hợp để làm tổ. Chúng rụng cánh tiến hành sinh sản và hình thành nên một tổ mối thật sự.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một thông tin nào xác định được tuổi thọ của giai cấp mối có cánh này. Có thông tin tuổi thọ mối có cánh lên đến vài thế kỉ nếu có môi trường sống thích hợp.

Tuổi thọ mối chúa và mối vua.

Trong một tổ mối thường có vài cặp mối chúa ( mối hậu ) và mối vua. Chúng có nhiệm vụ sinh sản giúp cho dân số tổ mối phát triển.

  • Mối chúa: cá thể mối này có đầu nhỏ, mình rất to ( dài từ 12cm – 15cm ) và bộ phận sinh sản phát triển vượt bậc. Trung bình một ngày mối chúa có thể đẻ từ 8000 – 10000 trứng. Tuổi thọ mối chúa trung bình khoảng 10 năm.
  • Mối vua: cá thể mối vua có đầu nhỏ và mình tương đối. Chiều dài nhỉnh hơn mối thợ hoặc mối lính và có màu nâu sậm. Tuổi thọ trung bình của mối vua trên dưới 10 năm. Có nhiệm vụ thụ tinh cho số trứng mà mối chúa đẻ ra.

Tuổi thọ của mối lính

Trong một tổ mối thì những con mối lính có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tộ mối. Chúng có cấu tạo với phần đầu rất to, đặc biệt là đôi càng phát triển vượt trội để phù hợp với việc đánh nhau.

Ngoài ra mối lính còn phát triển hệ thống phun độc. Khi chiến đấu chúng còn có thể phu ra một chất dịch trắng có tác dụng làm hôn mê đối phương. Tuổi thọ trung bình mối lính là từ 1 năm đến 3 năm.

Tuổi thọ của mối thợ

Những cá thể mối thợ là những cá thể có số lượng nhiều nhất trong một tổ mối ( chiếm 70% – 80% số lượng ). Chúng đảm đường hầu hết tất cả các công việc của toàn bộ tổ. Từ kiếm ăn, vận chuyển thức ăn, vận chuyển trứng, nuôi ấu trùng,…

Tuổi thọ của mối thợ khoảng 1 năm đến 3 năm. Như vậy thì mối thợ và mối lính có tuổi thọ bằng nhau.

Vòng đời của mối và những giai đoạn phát triển của mối.

vong doi cua muoi la qua trinh phat trien bien thai khong hoan toan

Vòng đời của mối

Vòng đời của mối trải qua 3 giai đoạn phát triển biến thái không hoàn toàn. Trải qua 3 giai đoạn chính là trứng, ấu trùng và mối trưởng thành. Giai đoạn của mối phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào môi trường sống, nhiệt độ, thức ăn,…

Giai đoạn trứng.

Toàn bộ vòng đời của mối bắt đầu từ khi trứng rời khỏi cơ thể của mối chúa. Trứng mối có hình bầu dục có kích thước tương tự như trứng cá. Chúng có màu trắng ngà ngà đục.

Lần giao phối đầu tiên của mối thì chúng đẻ khoảng 20 trứng. Và chúng sẽ liên tục thực hiện quá trình này cho đến hết cuộc đời.

Sau khi được đẻ bởi mối chúa thì trứng được nuôi dưỡng để nở thành ấu trùng.

Giai đoạn ấu trùng.

Ấu trùng mối ăn gì?

Ấu trùng mối cũng giống với mối trưởng thành. Chúng ăn Cellulose từ gỗ, vì vậy những mối thợ có nhiệm vụ bón cho chúng ăn.

Tuy nhiên ấu trùng mối hệ tiêu hóa không được như mối trưởng thành. Vì vậy cần có các khiến cho cellulose trong gỗ được tiêu hóa bên trong ấu trùng. Mối thợ sẽ nhai nát gỗ bên trong miệng của mình. Trộn chúng với một loại enzym tiêu hóa bên trong hệ tiêu hóa của mối. Sau đó thức ăn của ấu trùng mối sẽ được cho ra ngoài bằng đường hậu môn. Sau đó mối thợ sẽ bón hỗn hợp này cho ấu trùng mối ăn. Enzym bên trong sẽ hỗ trợ tiêu hóa gỗ để láy cellulose cho cơ thể.

Quá trình phát triển giai cấp của ấu trùng mối.

Đây là quá trình phát triển quyết định nên giai cấp của mối. Từ đây ấu trùng sẽ phát triển thành mối thợ, mối lính hay mối có cánh. Tuy nhiên thì hầu hết ấu trùng của mối sẽ phát triển thành giai cấp mối thợ. Vì đây là nhân công quan trọng và cần số lượng rất nhiều trong một tổ mối.

Đôi khi có những nhu cầu cấp thiết của một tổ mối, mối lính có thể trở thành một mối thợ tạm thời.

Ấu trùng mối gây thiệt hại gián tiếp.

Tuy không ăn gỗ để hấp thụ cenlulose như mối trưởng thành. Nhưng những con mối thợ phải tăng cường kiếm thức ăn để nuôi ấu trùng. Chính vì vậy mà sức phá hoại của mối càng cao nếu số lượng ấu trùng càng lớn.

Giai đoạn mối trưởng thành.

Sau khi trải qua quá trình phát triển và được nuôi dưỡng bởi mối thợ. Những ấu trùng mối của chúng ta sẽ trở thành những chú mối trưởng thành. Chúng ta có 3 loại mối trưởng thành:

  • Mối thợ: lực lượng đông đảo và vô cùng cần thiết của tổ mối. Chúng làm việc 24/7 và trong 365 ngày không ngừng nghỉ. Tuổi thọ mối thợ khoảng 1-3 năm.
  • Mối lính: đây là hàng rào phòng thủ và bảo vệ cho toàn bộ tộ mối. Ngăn cẳn những cuộc xâm nhập và tấn công vào tổ mối. Trong những trường hợp nhất định sẽ chuyển qua làm mối thợ tạm thời. Tuổi thọ mối lính bằng với mối thợ.
  • Mối có cánh: cuối cùng là lực lượng giúp mở rộng sự phân bố của loài mối. Chúng ra đời định kì và sẽ tiến hành rời khỏi tổ tìm nơi thích hợp và xây dựng nên một xã hội mới mới. Tuổi thọ chưa biết được nhưng có tài liệu ước chùng vài thế kỉ.

Tác hại khủng khiếp của loài mối.

Mối tuy là loài côn trùng nhỏ bé nhưng sức phá hoại của chúng lại rất to lớn. Đã có những thiệt hại cực kì khủng khiếp được ghi nhận nguyên nhân do mối gây ra. Vậy những tác hại nào gây ra cho con người bởi loài mối.

Đầu tiên chính là sự xâm nhập và phá hoại của mối với những công trình kiến trúc bằng gỗ. Chúng còn tấn công và phá hủy các cấu trúc nhà là, nhà tre,… Cho dù những công trình này có được gia công bằng bê tông cốt thép thì cũng chẳng thoát được chúng.

Phân phối và các sản phẩm từ mối có độ ẩm và nhiệt độ rất cao. Vì vậy những sản phẩm bằng gỗ như cửa gỗ sẽ bị kẹt khi gặp mối. Và bề mặt gỗ còn bị phồng rộp lên do mối.

Ngoài loài mối nhà làm tổ trong những công trình bằng gỗ. Chúng ta có những loài mối đất cánh nâu cũng cực kì nguy hiểm. Tác hại của mối gây ra chính là việc chúng làm tổ trong đất, nhất là trong những con đê ngăn lũ. Cấu trúc đất sẽ bị chúng làm rỗng trở thành hang tổ. Từ đó đê chống lũ rất dễ bị đổ sập và gây nên thiệt hại rất lớn.

Bạn có thể ngăn chặn mối xâm nhập vào trong nhà của mình.

Kết thúc bài viết này có lẽ các bạn đã biết được tuổi thọ của mối cũng như các giai đoạn phát triển của mối. 

Leave Comments

0931.133.235
0931133235